Đơn giản hóa thủ tục kế toán, tiết kiệm thời gian và chi phí với dịch vụ thành lập chi nhánh công ty hãy để Kế toán L&T thay bạn hoàn thành các vấn đề giấy tờ khó khăn.
Thủ tục cho việc thành lập chi nhánh công ty
Khi bắt đầu khởi nghiệp và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều mong muốn công ty ngày càng phát triển và mở rộng thị trường. Đó là lý do vì sao, khi công ty dần đi vào quỹ đạo, thì việc thành lập chi nhánh nên được thực hiện.
Thủ tục thành lập chi nhánh được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đủ điều kiện thành lập chi nhánh (Đã thành lập xong công ty)
Theo đó, công ty chuẩn bị các điều kiện, tài liệu để thành lập chi nhánh.
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký)
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh: Của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Quyết định của thành viên công ty hợp danh)
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu
- Văn bản ủy quyền cho Công ty Luật
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin
Công ty tiến hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt tru sở chi nhánh.
Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận và công bố
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và công bố thông tin chi nhánh.
- Trường hợp từ chối phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Khắc dấu cho chi nhánh
- Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu cho chi nhánh
- Khi khắc dấu cho chi nhánh nên bỏ thông tin địa chỉ quận, chỉ ghi thông tin địa chỉ tỉnh để khi có sự thay đổi trụ sở chi nhánh không cần khắc lại con dấu mới
Tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, mà chi nhánh công ty được thành lập cùng/khác tỉnh và chọn lựa hình thức hạch toán phụ thuộc/độc lập. Để tiết kiệm thời gian và chi phí đối với các thủ tục thành lập phức tạp, hãy tham khảo dịch vụ thành lập chi nhánh tại Kế toán L&T nhanh chóng, hiệu quả.
Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp đối với đời sống, xã hội
Việc đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa đối với nền kinh tế như đóng góp vào cho nhà nước các khoản thuế giúp phát triển kinh tế thì đương nhiên đời sống xã hội cũng sẽ được cải thiện. Đồng thời, khi nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ thì đời sống kinh tế xã hội của đất nước cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhìn chung, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến tất cả mọi mặt của cuộc sống. Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà còn mang ý nghĩa đảm bảo trật tự quản lý nhà nước cũng như bảo vệ được quyền lợi cho những chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh doanh.